Với một lượng lớn các loại kim cương có sẵn trên thị trường, người mua thường bối rối không biết làm thế nào để chọn một viên kim cương. Tuy nhiên, có một số quy tắc đơn giản để chọn một viên kim cương tốt được tổng hợp lại trong hướng dẫn chi tiết này.
1. CHỌN KIỂU CẮT (SHAPE) VÀ LÊN NGÂN SÁCH
Điều đầu tiên, bạn nên chọn hình dạng kim cương phù hợp với bạn. Vì hình dạng kim cương phổ biến nhất là hình tròn (Round Brillian), chúng ta hãy lấy nó làm tài liệu tham khảo trong khi lựa chọn viên kim cương tốt nhất cho các bước tiếp theo. Hầu hết các khuyến nghị trong hướng dẫn này cũng áp dụng cho các hình dạng khác.
Bạn cũng cần xác định số tiền bạn có thể chi cho viên kim cương của mình.Tổng ngân sách của bạn bao gồm cả giá kim cương và phí.
Giờ đây, hãy bắt đầu quá trình lựa chọn kim cương bằng cách lọc ra những viên kim cương nằm ngoài ngân sách của bạn. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức của mình.
2. QUYẾT ĐỊNH KÍCH THƯỚC HOẶC TRỌNG LƯỢNG CARAT VÀ CHẤT LƯỢNG CẮT (CUT GRADE)
Sau khi xác định ngân sách, bạn có thể quyết định kích thước hoặc trọng lượng carat của viên đá. Hầu hết mọi người cố gắng mua viên kim cương lớn nhất mà họ có thể nhận được trong mức ngân sách của mình. Tuy nhiên, bạn nên xem xét carat và thu hẹp các lựa chọn của bạn sau đó.
Chất Lượng Cắt (Cut Grade) nên được ưu tiên hơn các đặc điểm khác, vì nó quyết định cách thức ánh sáng đi vào viên đá và phản xạ lại. Chất lượng cắt càng tốt thì viên đá càng sáng và lấp lánh.
Việc phân loại những viên kim cương sáng chói trên thang điểm: Xuất sắc (Excellent), Rất tốt (Very Good), Tốt (Good), Khá (Fair), Kém (Poor), trong đó những viên kim cương cắt xuất sắc mang lại độ sáng và lấp lánh tối đa.
Một viên kim cương không có tạp chất hoặc không màu vẫn sẽ trông xỉn màu nếu nó không được cắt đặc biệt tốt. Đó là lý do tại sao bạn nên chọn Chất Lượng Cắt tốt nhất.
3. XÁC ĐỊNH CẤP MÀU TỐI THIỂU
Màu kim cương được phân loại bằng cách sử dụng thang điểm đi từ D đến Z. Với D là trắng nhất (không màu) và Z chứa các sắc thái vàng hoặc nâu có thể nhận thấy bằng mắt thường.
Mỗi cấp độ chữ cái thuộc một phạm vi màu sắc được xác định rõ ràng:
- DEF – Colourless
- GHIJ – Near colourless
- KLM – Faint
- N-R – Very light
- S-Z – Light
Nếu viên kim cương của bạn được đặt vào vỏ trang sức bằng bạch kim hoặc vàng trắng cùng thiết kế đơn giản như solitaire, thì màu tối thiểu phải là màu cấp I. Những viên đá có cấp màu thấp hơn sẽ có màu hơi vàng hoặc hơi nâu. Tuy nhiên, có một ngoại lệ cho mọi quy tắc. Nếu bạn định đặt viên kim cương của mình trong một vỏ nhẫn có thiết kế khác (không phải là solitaire) như thiết kế 3 viên đá, pave’ (tấm đính trên đai), halo (tấm bao quanh viên chủ)… thì cấp màu tối thiểu phải là H.
Nếu viên kim cương được đặt vào vỏ trang sức màu vàng hoặc vàng hồng, bạn có thể chọn các cấp màu thấp như J,K hoặc thậm chí L. Kim cương có xu hướng hấp thụ màu sắc của vỏ trang sức, có nghĩa là bạn sẽ hầu như không thấy sự khác biệt giữa kim cương màu H và K sau khi viên kim cương được đặt vào trang sức.
4. XÁC ĐỊNH ĐỘ TINH KHIẾT TỐI THIỂU
Bước tiếp theo là quyết định phạm vi Độ Tinh Khiết tối thiểu. Độ tinh khiết được phân loại như sau:
- FL (Flawless) – hoàn toàn không có tạp chất bên trong và khuyết điểm bên ngoài có thể nhìn thấy dưới độ phóng đại 10x.
- IF (Internally Flawless) - không nhìn thấy tạp chất bên trong dưới độ phóng đại 10x.
- VVS1, VVS2 (Very Very Slightly Included) - các tạp chất bên trong rất rất nhỏ và khó nhìn thấy dưới kính hiển vi đá quý.
- VS1, VS2 (Very Slightly Included) - các tạp chất rất nhỏ, có thể nhìn thấy dưới độ phóng đại 10x.
- SI1 và SI2 (Slightly Included) - các tạp chất dễ nhận thấy dưới độ phóng đại 10x.
- I1, I2 và I3 (Included) - các tạp chất rõ ràng có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Để có một viên đá trông sạch bằng mắt thường, hãy đặt mức tối thiểu là VS1. Bạn cũng có thể tìm thấy một viên kim cương đẹp mắt trong phạm vị VS2, nhưng bạn sẽ cần phải phân loại nhiều viên kim cương hơn cho đến khi tìm được viên phù hợp.
5. KIỂM TRA CÁC ĐẶC ĐIỂM BỔ SUNG KHÁC
Bây giờ đã đến lúc kiểm tra các tính năng bổ sung mà bạn nên lưu ý.
- HUỲNH QUANG: Tính huỳnh quang của kim cương là khả năng viên đá phát ra ánh sáng và thay đổi màu sắc khi bị tia cực tím (UV). Nó được mô tả bằng cường độ theo thang sau: Không có (None); Faint (Mờ nhạt), Medium (Trung Bình), Strong (Mạnh), Very Strong (Rất Mạnh).
- Mặc dù, huỳnh quang không ảnh hưởng đến chất lượng của một viên kim cương đối với một người quan sát bình thường, nhưng bạn nên chọn một viên đá có mức độ huỳnh quang None hoặc Faint. Đá có huỳnh quang mạnh sẽ xuất hiện mờ dưới ánh sáng bình thường. Những viên đá có độ huỳnh quang Trung bình thường trông đẹp, nhưng để an toàn, hãy tránh những viên kim cương có độ huỳnh quang Trung bình nêú chúng nằm trong dải DEFG. Tuy nhiên, đối với kim cương có màu H hoặc thấp hơn, huỳnh quang trung bình có thể cải thiện màu sắc, làm cho chúng có vẻ trắng hơn.
- CULET: là mặt nhỏ ở chóp của viên kim cương và song song với mặt bàn. Nó được mài để ngăn ngừa sứt mẻ và mài mòn. Culet được mô tả theo kích thước của nó bằng cách sử dụng các cấp độ sau: Không có (None), Rất nhỏ (Very Small), Nhỏ (Small), Trung Bình (Medium), Hơi lớn (Slightly Large), Lớn (Large), Rất lớn (Very Large) và Cực lớn (Extremely Large). Khi không có Culet, nó có thể được xác định là Culet Nhọn (Pointed Culet). Hãy chắc chắn rằng viên kim cương bạn mua viên kim cương có kích thước Culet “None” đến “Small”. Culet lớn hơn sẽ có thể nhìn thấy qua mặt trên của viên đá và trông giống như một lỗ tối.
6. ĐỘ DÀY CỦA CẠNH (GIRDLE)
Cạnh (Girdle) là phần cạnh hẹp ở giữa của một viên kim cương ngăn cách Vương miện (Crown) với Pavillion. Nó được phân loại bằng cách sử dụng tám cấp độ sau: Cực mỏng (Extremely Thin), Rất mỏng (Very Thin), Mỏng (Thin), Trung Bình (Medium), Hơi Dày (Slightly Thick), Dày (Thick), Rất Dày (Very Thick) và Cực Dày (Extremely Thick).
Độ dày của Cạnh (Girdle) phải nằm trong phạm vi cấp độ Rất mỏng (Very Thin) đến Hơi dày (Slightly Thick). Tuy nhiên, Cạnh (Girdle) Rất mỏng (Very Thin) có nguy cơ bị sứt mẻ cao hơn, trong khi các loại viền quá dày sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ của kim cương.
7. GIẤY CHỨNG NHẬN
Giấy chứng nhận kim cương (hoặc báo cáo phân loại) là một tài liệu đề cập đến thông tin của các đặc tính chất lượng của kim cương. Nó mô tả các đặc điểm chính ảnh hưởng đến giá trị của một viên đá.
Ngoài 4 chữ C (Chất lượng cắt - Cut, Trọng lượng - Carat, Cấp màu - Color, Độ tinh khiết - Clarity), Độ bóng (Polish), Tính đối xứng (Symmetry), Huỳnh quang (Flourescence) và biểu đồ thể hiện các tỷ lệ quan trọng nhất của viên đá. Tài liệu này liệt kê các kết quả cho bất kỳ quá trình nào được thực hiện trên đá, chẳng hạn như Cải thiện màu sắc có thể đã ảnh hưởng đến chất lượng của nó.