Có thể bạn chưa biết, kim cương nhân tạo cũng giống hệt như kim cương tự nhiên. Nó được luyện trong buồng nén áp suất 1,5 triệu pound/inch2 và ở nhiệt độ 1500oC, tương đương với áp lực dưới độ sâu 150km của trái đất. Chưa hết, loại đá quý tổng hợp này còn tinh khiết và cứng hơn kim cương tự nhiên, lại rẻ hơn gần gấp 7 lần. Nó cũng hứa hẹn sẽ chấm dứt bạo động và hủy hoại sinh thái do khai thác kim cương tự nhiên mang đến
Kim cương tự nhiên: Sự tàn phá khủng khiếp
Kim cương là tín vật định tình sang trọng nhất trong xã hội loài người. Không có kiểu nhẫn nào lại khiến một phụ nữ sắp kết hôn mê mẩn hơn nhẫn kim cương. Bất kể cô dâu thuộc nền văn hóa nào cũng mong mỏi một chiếc nhẫn đính kim cương trong đám cưới. Có điều về thực chất, quan niệm nhẫn kim cương = tín vật kết hôn mới chỉ mới xuất hiện cách đây 73 năm. Người tạo ra niềm tin mang tính chất toàn cầu này là người lập ra De Beers, tập đoàn kim cương khổng lồ được thành lập từ năm 1888.
Vào năm 1947, De Beers giới thiệu và phổ biến một chiến dịch quảng cáo kim cương: nhẫn kim cương cầu hôn. Công ty tuyên bố chỉ tín vật giá trị và đẹp đẽ như nhẫn kim cương mới tương xứng với sức nặng của lời hứa “bên nhau trọn đời”. Bằng ý tưởng mới mẻ và siêu hấp dẫn này, De Beers thay đổi nhận thức của cả thế giới. Trên khắp năm châu, mọi người mặc định: cầu hôn phải bằng nhẫn kim cương mới đáng tin. Nửa cuối thế kỷ XX là thời đại của đàn ông Thế hệ X (1961-1981). Họ bày tỏ sự chân thành với cánh chị em bằng trang sức kim cương, khiến ngành công nghiệp này phất lên như diều gặp gió.
Về cơ bản, địa cầu được phân thành 3 lớp: lớp vỏ (5-70km, bao gồm vỏ đại dương và vỏ lục địa), lớp phủ (70-2.900km, được chia thành 2 lớp trên và dưới) và lớp lõi (2.900-6.370km). Kim cương là một dạng hình thù của carbon (C), tồn tại trong lớp phủ. Trong tự nhiên, nó được hình thành ở điều kiện áp suất 35 Gpa (từ độ sâu 150km trở lên) và nhiệt độ 1.200oC. Theo các nhà địa chất, kim cương tự nhiên của địa cầu được tạo ra trong khoảng 1-3,5 tỷ năm về trước. Đây là thời điểm trái đất đang hình thành. Dưới độ sâu từ 150-450km, lực nén và sức nóng rất cao. Tại những vị trí hội đủ điều kiện, chúng biến đổi C trên bề mặt đá kimberlite lớp phủ thành kim cương.
Hố khai thác kim cương tự nhiên sâu hàng trăm mét và rộng hàng km2
Hoạt động khai thác kim cương tự nhiên bắt đầu từ việc thăm dò, xác định vị trí có kim cương. Tiếp theo là đào đất, lấy kim cương. Vì kim cương tự nhiên nằm dưới độ sâu tối thiểu là 150km so với bề mặt trái đất nên mỗi hố đào kim cương đều rộng khổng lồ. Jwaneng – mỏ kim cương đạt sản lượng cao nhất toàn cầu nằm ở Botswana (quốc gia ở Nam Phi) có miệng hố to đến 520.000m2. Mỏ Argryle ở Úc thì khoảng 960.000m2, Diavik (Canada) 7.000.000m2… Chúng lớn đến nỗi có thể nhìn thấy từ ngoài không gian.
Mỗi mỏ khai thác kim cương tự nhiên đều ngốn nguồn nhân lực khổng lồ. Tại các nước nghèo ở châu Phi, nó đẩy hàng triệu trẻ em vào hoàn cảnh bị cưỡng bức lao động. Bên dưới lớp vỏ trái đất tiềm ẩn vô số hiểm họa; ví dụ như khoang khí độc, mỏ axit ngầm… Nó gây tác động nghiêm trọng lên da thịt, đường hô hấp, tim mạch… cuối cùng kết hợp với lao lực, cướp đi sinh mạng con người. Ngoài ra, kim cương còn kích động bạo lực và xung đột vũ trang. Nó là nguồn cơn của các cuộc chiến đẫm máu trên khắp Angola, Congo, Liberia, Sierra Leone…
Đối với thế giới tự nhiên, việc khai thác mỏ kim cương gây tác hại nặng nề khủng khiếp. Nó giải phóng các nguồn khí và nước độc bị phong tỏa trong lòng lớp phủ, khiến hệ sinh thái xung quanh bị hủy hoại trên diện rộng.
Kim cương nhân tạo được “trồng” trong phòng thí nghiệm
Kim cương nhân tạo: An toàn và sạch đẹp
Từ thời cổ đại, nhân loại đã rơi vào sự mê hoặc của kim cương. Song phải đến năm 1797, con người mới phân tích được cấu tạo của nó. Cũng trong năm này, các nhà khoa học phát hiện có thể chế tạo kim cương. Họ xây dựng buồng nén với áp suất 1,5 triệu pound/inch2, gia nhiệt lên 1.500oC và đưa khí carbon cùng các loại khí phụ trợ cần thiết khác như nitơ (N), flo (F), clo (Cl), silicon (Si)… luyện thành kim cương gọi là kim cương nhân tạo hoặc kim cương tổng hợp.
Trước năm 2010, công nghệ làm kim cương nhân tạo hãy còn non kém. Sản phẩm tạo ra không chỉ đục hơn kim cương tự nhiên, mà còn quá tốn chi phí. Vào năm 2008, ước tính tổng số tiền cần để làm ra 1 carat kim cương nhân tạo vào khoảng 4.000 USD (tương đương 92,7 triệu VNĐ). So với giá thành kim cương tự nhiên đương thời (15.100 USD/carat), nó rẻ hơn gần 4 lần; nhưng vì màu sắc xấu nên chỉ được dùng trong công nghiệp, ví dụ như làm chíp điện tử cao cấp, bóng bán dẫn, bột mạ chống ma sát…
Giống kim cương tự nhiên đến hoàn hảo
Tuy nhiên sau năm 2010, các nhà khoa học đã sáng tạo ra Lắng hơi Hóa học (Chemical Vapor Deposition-CVD). Bằng phương pháp này, chi phí chế tạo kim cương tổng hợp giảm xuống chỉ còn 300-500 USD (tương đương 7-11,6 triệu VNĐ). Chưa hết, thành phẩm tạo ra còn tinh khiết và cứng hơn kim cương tự nhiên.
Lập tức, các nhà thiết kế và kim hoàn dời hướng sự quan tâm đến kim cương nhân tạo. Nhờ độ cứng cao và ổn định, việc chế tác trang sức từ loại đá quý tổng hợp này khá dễ dàng. Hàng loạt các sản phẩm kim cương nhân tạo ra mắt. Trong các cửa hàng đá quý sang trọng, chúng được bày bán ngay cạnh các mặt hàng kim cương tự nhiên. Nếu chỉ bằng mắt thường, bạn không thể nào phân biệt nổi.
Thu hút 70% giới trẻ
Ngày nay, giới trẻ bao gồm 2 lớp khai sinh: Thế hệ Y (1981-1996) và Thế hệ Z (1995-2012). So với Thế hệ X, họ lớn lên trong thời đại biến đổi khí hậu. Báo chí, truyền hình và các phương tiện truyền thông xã hội liên tục đưa tin về nóng lên toàn cầu, kêu gọi hãy cứu trái đất. Bất kể là sống tại đâu, theo nền văn hóa nào, họ cũng biết về tác động tai hại từ hoạt động khai thác kim cương tự nhiên.
Sức khỏe tương lai của địa cầu phụ thuộc vào giới trẻ. So với kim cương tự nhiên siêu đắt đỏ và đầy rủi ro cho môi trường, nhiều người bắt đầu chú ý đến kim cương nhân tạo. Nhờ họ, thị trường kim cương nhân tạo đi vào hoạt động. Lượng mặt hàng cũng đều đặn tăng từ 15-20%/năm. Tại Pháp, doanh số bán hàng của kim cương nhân tạo thậm chí còn cao gấp 5 lần kim cương tự nhiên.
Hoa hậu Phan Hoàng Kim cũng đã ủng hộ kim cương nhân tạo vì môi trường
Lẽ đương nhiên, thị trường kim cương tự nhiên bị thu hẹp. Theo báo cáo năm 2019 từ Trung Quốc, tổng doanh thu đã giảm 5% so với năm 2018. Nhiều nhà sản xuất kim cương buộc phải giảm sản lượng. Ngay cả De Beers cũng phải cắt bớt 15% hoạt động khai thác mỏ kim cương.
Gần đây, sự yêu thích kim cương nhân tạo ngày càng tăng. Theo kết quả khảo sát khách hàng toàn cầu mới nhất, 70% giới trẻ đồng ý dùng kim cương nhân tạo thay thế kim cương tự nhiên. Họ hy vọng sự thay đổi của mình sẽ tạo tiền đề cho việc chấm dứt hoạt động khai thác mỏ kim cương, trả lại một phần sự cân bằng cho hệ sinh thái.
Hiện nay, giá thành kim cương nhân tạo 7ly2-D-VS1-3EX-None tại HAR giá 155 triệu VND. Trong khi đó, giá thành kim cương tự nhiên 7ly2-D-VS1-3EX-None vẫn cao ngất ngưởng ở mức khoảng 505 triệu VND . Nếu bạn đang lên kế hoạch cầu hôn, sao không thử cân nhắc cả túi tiền lẫn tương lai của trái đất?