Có những thứ ta tưởng chừng quá đỗi bình dị: một sợi tóc vương trên vai, một xớ tóc được cắt đi trong ngày ta thay đổi diện mạo, hay những sợi tóc bạc gợi nhắc về người thân yêu đã rời xa. Nhưng chính từ những điều nhỏ bé ấy, ký ức ngọt nào lưu giữ , để mỗi khi nhìn lại, lòng lại rộn ràng những yêu thương
Phần 1 : Hành trình của sợi tóc : Từ những thứ bình dị nhất
Sỡ dĩ chúng ta vẫn hay nói cái răng cái tóc là góc còn người đều có lí do cả. Những sợi tóc trên đầu một phần một phần nhỏ tạo nên vẻ đẹp của con người bạn . Bạn có biết, trong từng sợi tóc chứa đến 45% là carbon, đây cũng là nguyên tố chính để tạo nên kim cương
Thực tế, việc chế tác kim cương từ tóc không phải là một điều mới lạ khi mà nó đã trở thành xu hướng ở các nước phát triển như Mỹ , Canada , Nhật Bạn... những năm về trước . Nghe thì có vẻ như là một xu hướng nhất thời nhưng hoàn toàn không phải vậy , nhiều hãng kim cương lớn đã đưa quy trình này vào như là một dịch vụ đặc biệt dành cho những khách hàng có nhu cầu lưu giữ lại những kỉ vật cá nhân hay của người thân , nổi bật trong đó ta có thể kể đến hãng Algordanza tại Thụy Sĩ.
Phần 2 : Hành trình từ tóc đến kim cương: Khi khoa học chạm đến cảm xúc
Quá trình chế tạo kim cương từ tóc không chỉ dựa trên công nghệ hiện đại mà còn được chứng minh bởi các nguyên lý khoa học vững chắc. Quy trình sẽ trải qua 4 bước chính : Thu thập tóc - Chiết suất Carbon - Tái tạo lại quy trình hình thành kim cương, sau cùng sẽ là mài cắt và kiểm định chất lượng
2.1 Thu thập tóc :
Như đã đề cập ở trên , Tóc con người chứa khoảng 45% carbon trong thành phần chính. Carbon này có cấu trúc phân tử độc nhất, ghi dấu ADN cá nhân. Cần khoảng 5-8 gam tóc để tạo một viên kim cương cỡ 1 carat ( khoảng 0,2 gam ), lượng carbon yêu cầu thường dưới 0.2 gram, nhưng quy trình chế tạo cần lượng dư carbon để bù đắp hao hụt.
2.2 : Chiết suất carbon:
Tóc được rửa sạch bằng dung dịch chuyên dụng để loại bỏ dầu, bụi bẩn và các chất bám dính. Bước này đảm bảo tóc không chứa tạp chất làm ảnh hưởng đến quy trình sau, tiếp theo sẽ được sấy khô hoàn toàn để loại bỏ nước và các thành phần ẩm có thể ảnh hưởng đến quá trình nhiệt phân, sau sau đó sẽ được nghiền nhỏ thành các mảnh nhỏ để tăng diện tích bề mặt, giúp các bước sau diễn ra hiệu quả hơn
Nhiệt phân Pyrolysis là một công đoạn khá quan trọng. Tóc sau khi nghiền nhỏ sẽ được đưa vào một lò kín có nhiệt độ từ 400°C đến 800°C trong môi trường không có oxy, mục đích của quá trình nhiệt phân là làm phân hủy các hợp chất hữu cơ trong tóc, loại bỏ hydro, nitơ, oxy và các thành phần khác, chỉ để lại carbon ở dạng thô
Carbon thô từ nhiệt phân vẫn còn chứa tạp chất. Để tinh chế, carbon được nung ở nhiệt độ cực cao (khoảng 1200°C - 1500°C) trong môi trường chân không hoặc khí trơ (như argon) để loại bỏ hoàn toàn các chất còn lại, từ đây ta được carbon tinh khiết – thành phần cốt lõi để tạo kim cương.
2.3 Tái tạo lại quy trình hình thành kim cương:
Với lượng carbon tinh khiết thu được từ các quá trình , đây sẽ là lúc chuyển đổi chúng thành kim cương. Ở bước này ta thực hiện thông quy trình HPHT High Pressure High Temprature , hay còn gọi là quy trình áp suất cao, nhiệt độ cao.
// Công nghệ HPHT (High Pressure High Temperature )
Mô phỏng điều kiện tự nhiên:
Kim cương tự nhiên được hình thành ở độ sâu khoảng 150-200 km dưới lòng đất, nơi nhiệt độ dao động từ 1100°C - 1400°C và áp suất khoảng 5-6 GPa (tương đương với trọng lực tạo bởi hàng nghìn km đá). HPHT tái hiện chính xác môi trường này trong phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng thiết bị đặc biệt.
Quy trình hoạt động:
Nguyên liệu ban đầu: Carbon tinh khiết (từ tóc, than chì, hoặc các hợp chất chứa carbon).
Đưa vào thiết bị HPHT: Carbon được đặt trong buồng chứa chịu được nhiệt độ và áp suất cực cao.
Tạo áp lực: Máy ép thủy lực hoặc máy ép đa trục tạo áp lực cực lớn lên nguyên liệu.
Tăng nhiệt độ: Nhiệt độ được tăng lên đến hơn 1500°C. Dưới áp suất và nhiệt độ này, carbon bắt đầu kết tinh thành kim cương.
Làm nguội: Quá trình làm nguội dần kiểm soát sự hình thành của các tinh thể kim cương.
Ứng dụng:
HPHT thường được sử dụng để tạo ra kim cương lớn, độ bền cao.
Phương pháp này tạo kim cương giống hệt kim cương tự nhiên về cấu trúc và tính chất vật lý
2.4 Mài cắt và kiểm định chất lượng:
Sau khi kim cương được tạo thành từ công nghệ HPHT, nó chưa thể sử dụng ngay cho mục đích trang sức. Viên kim cương ở trạng thái thô cần trải qua các công đoạn mài cắt và kiểm định chất lượng để đạt được vẻ đẹp hoàn thiện và giá trị cao nhất. Đây là giai đoạn vừa mang tính nghệ thuật, vừa đòi hỏi kỹ thuật cao.
Phần 3 : Không đơn thuần là một viên kim cương
" Khoa học kỳ diệu đã làm nên điều kỳ diệu, em nhỉ! Từ những sợi tóc quen thuộc, qua bàn tay tài hoa và công nghệ tinh xảo, người ta đã tạo nên những viên kim cương độc nhất vô nhị, như chính tình yêu của đôi ta, không thể trộn lẫn. Em hãy đeo viên kim cương ấy, để mỗi khi nhìn thấy, em nhớ về anh, nhớ về những ngày tháng hạnh phúc, nhớ về lời hẹn ước thủy chung.
Rồi mai đây, khi tóc anh bạc màu, khi mắt em mờ đi, viên kim cương vẫn còn đó, lấp lánh như những vì sao, soi sáng cho tình yêu của đôi ta, mãi mãi trường tồn "
- Trích từ thư tay của Anthony khi ông trao tặng chiếc chẫn kim cương làm từ chính tóc của mình cho vợ của ông nhân kỉ niệm 45 năm ngày cưới.
Kim cương là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu và sự bền bỉ. Khi sử dụng tóc, một phần cơ thể rất cá nhân và gắn bó, để tạo ra kim cương, ta đang truyền tải một thông điệp đầy ý nghĩa về mối liên kết không thể phá vỡ giữa người tặng và người nhận